Top 1 bình sữa cho trẻ sứt môi hở hàm ếch tốt nhất hiện nay
Giữ trẻ sơ sinh ở tư thế ngồi, dùng loại núm vú đục lổ hơi lớn và cho dòng sữa chảy về phía bên miệng. Khó khăn duy nhất là phải kiên nhẫn và mất thời gian. Chỉ trong một vài trường hợp thật đặc biệt, người ta mới đặt một khí cụ bằng nhựa lên khe hở hàm ếch để giữ cho thức ăn hoặc sữa không bị sặc lên mũi. Nhiều khi cũng thiết kế vài loại núm vú đặc biệt riêng.
Dòng chảy của thức ăn dạng lỏng nên được điều chỉnh phù hợp với khả năng nuốt của cháu. Cho ăn nhanh vừa đủ để tránh cho bé cảm thấy mệt. Về sau có thể ăn bằng muỗng.
Giống như tất cả các cháu bé bình thường khác, giữ vệ sinh răng miệng cho bé bị khe hở hàm ếch rất quan trọng. Sau mỗi lần ăn nên súc miệng cho cháu với một lượng nước ít để làm sạch thức ăn thừa đóng trong miệng nhất là các vị trí môi và niêm mạc quanh khe hở, tránh sâu răng do bú bình ở trẻ.
Trẻ em nói chung hay trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch đều nên lưu những vấn đề sau khi cho trẻ bú bình mà không bị sặc sữa.
1. Cách cho bé bú bình không bị sặc: Cho bé bú đúng tư thế
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc là đặt bé ở tư thế đầu cao hơn phần thân từ cổ trở xuống. Tư thế cho bé bú bình đúng cách này sẽ giúp sữa dễ dàng chảy xuống đường tiêu hóa, tránh bị trào ngược.
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách là sau khi cho bé bú, bạn hãy giữ bé ở tư thế thẳng đứng, ngực áp vào 1 bên ngực của bạn, mặt kề lên hõm vai rồi vỗ nhẹ lưng cho đến khi bé ợ hơi.
Sau khi bé ợ hơi, mẹ hãy bế bé thêm 1 lúc nữa rồi mới đặt bé nằm xuống. Khi áp dụng cách cho bé bú bình này, bạn cần tránh đùa giỡn quá mạnh, không rung lắc hay đung đưa quá nhiều.
2. Cho trẻ sơ sinh bú bình theo nhịp – Cách cho bé bú bình không bị sặc hiệu quả
Không chỉ nên chú ý cho bé bú bình đúng cách, cho bé bú theo nhịp độ cũng là một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú bình chống sặc sữa mà bạn có thể thử. Cách cho bé bú bình không bị sặc này gần giống với việc bú mẹ và thường kéo dài khoảng 20 phút. Trong quá trình bú, trẻ sẽ được đặt ở tư thế ngồi thay vì được bế nằm ngang trên tay, bình sữa sẽ được đặt ở vị trí nằm ngang, song song với mặt đất thay vì đặt nằm nghiêng để bé kiểm soát dòng sữa tốt hơn.
Ngoài ra, ở cách cho cho bé bú bình không bị sặc này, trong quá trình bú cũng sẽ có những khoảng thời gian nghỉ để bé không bị ngấy:
Đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng bạn, đỡ đầu bé bằng tay trái
Giữ bình sữa theo chiều ngang bằng tay phải, đặt núm vú bình sữa vào miệng trẻ và cọ nhẹ vào môi trên để kích thích trẻ mở miệng
Nhẹ nhàng trượt núm vú vào miệng bé, khi bé bắt đầu bú, để bình sữa nằm ngang và không để bình sữa theo chiều dọc
Nếu bé muốn tạm dừng, hãy nhẹ nhàng hướng chai xuống dưới, để núm vú chạm vào môi dưới nhằm ngăn sữa chảy vào miệng. Khi bé muốn bú tiếp, hãy tiếp tục nghiêng bình sữa sang vị trí nằm ngang để tiếp tục cho bé.
Lặp lại cho đến khi bé ngừng bú. Giữa mỗi lần bú, bạn có thể xoa lưng nhẹ nhàng để bé ợ hơi. Bạn cũng có thể đổi bên để giống với việc bú mẹ.
3. Giữ bình sữa khi bé bú và theo dõi bé là cách cho bé bú bình không bị sặc
Rất nhiều ba mẹ có thói quen đặt bé trong tư thế bú bình (trên ghế hoặc trong nôi), sau đó, dùng chăn hoặc các vật dụng khác kê bình sữa trong lúc cho bé bú. Đây là thói quen rất nguy hiểm, chỉ cần 1 phút lơ là (bạn chạy ra mở cửa hay nghe điện thoại) thì cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Nguyên nhân là do thói quen này rất dễ khiến bé bị sặc sữa. Lúc đầu, bé có thể bú mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, một khi bé ngưng bú mà dòng sữa vẫn tiếp tục chảy ra thì có thể khiến bé bị sặc. Chính vì vậy, một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc hay cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ là bạn cần chú ý giữ bình sữa khi cho bé bú. Nếu bé có thể tự cầm bình sữa thì bạn cũng cần chú ý quan sát để chắc chắn bé đang bú tốt.
𝑴𝒂́𝒄𝒉 𝒎𝒆̣ 𝒄𝒂́𝒄𝒉 𝒙𝒖̛̉ 𝒕𝒓𝒊́ 𝒌𝒉𝒊 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒃𝒊̣ 𝒔𝒂̣̆𝒄 𝒔𝒖̛̃𝒂
Rất khó để tránh được việc bé bị trớ sữa lên mũi khi bú bình dù mẹ có áp dụng triệt để các cách cho bé bú bình không bị sặc kể trên đi nữa. Do đó, nếu chẳng may bé rơi vào tình huống này thì mẹ cần bình tĩnh và xử lý theo các bước sau:
Cho bé ngồi thẳng dậy, để bé ho và phun sữa ra. Nếu trẻ khó thở, da tím tái, bạn cần tìm cách hút sữa từ mũi và miệng của bé ra ngay lập tức
Nếu trẻ vẫn còn khó thở, hãy đưa bé đi khám. Trong lúc đợi xe, bạn hãy đặt bé nằm úp lên cánh tay bạn, vỗ nhẹ vào lưng khoảng 5 cái. Sau đó, lật lại xem bé đã hết sặc hay chưa
Nếu bé vẫn khó thở, hãy đặt bé nằm ngửa, ấn nhẹ vào lồng ngực bé 5 lần. Nếu vẫn không hết, hãy thực hiện lại các bước trên trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.